Thủ Thuật Máy Tính

Những điều cần lưu ý khi nâng cấp Ram máy tính cho người không chuyên

Nâng cấp Ram cho máy tính là cách đơn giản nhất trong việc cải thiện hiệu năng và tốc độ của máy tính. Tủy nhiên nếu không hiểu biết thì việc này sẽ tốn kém và không hiệu quả.

Ram là gì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, nói rõ hơn thì RAM là loại bộ nhớ cho phép đọc, ghi ngẫu nhiên đến bất cứ vị trí nào trong bộ nhớ máy tính dựa theo địa chỉ ổ nhớ. Thông tin lưu trữ trên bộ nhớ RAM chỉ là tạm thời, nó sẽ mất khi máy tính không được cung cấp nguồn điện.

Những điều cần lưu ý khi nâng cấp Ram máy tính

1. Xác định xem máy tính có thiếu Ram không.

Trước tiên bạn kiểm tra cấu hình tối thiểu để cài windows xem mình đã cài đặt bản windows phù hợp chưa.

Kiểm tra tình trang xử dụng Ram của máy tính: Bạn vào Task Manager chọn tab Performance

Đây là nơi hiển thị dung lượng RAM thực tế và dung lượng đang sử dụng, cũng như còn trống. Qua những thông số này, bạn có thể xác định chính xác dung lượng RAM đang sử dụng là thiếu hay đủ để nâng cấp RAM với mức dung lượng phù hợp hơn.

Ngoài ra, khi chuẩn bị nâng cấp ram thì bạn nên kiểm tra Mainboard trên máy tính của mình hỗ trợ mức dung lượng RAM là bao nhiêu để có thể lựa chọn mức RAM phù hợp nhất.

2. Kiểm tra Ram bằng phần mềm CPU-Z

Việc nắm rõ chính xác về loại RAM đang được sử dụng trong máy tính của mình sẽ giúp bạn lựa chọn loại RAM phù hợp nhất. Ví dụ như máy tính bạn đang dùng loại RAM 4GB có tốc độ Bus là 1333MHz thì khi bạn muốn lắp đặt và nâng cấp thêm RAM thì cũng cần phải sử dụng loại RAM có tốc độ Bus 1333MHz để sử dụng, điều này sẽ giúp đảm bảo cho máy tính luôn hoạt động ổn định và nâng cao hiệu suất được tối ưu nhất.

Sau khi cài đặt, bạn hãy khởi động CPU-Z và nhấp vào tab Memory. Đây là nơi đưa ra các thông số chi tiết của RAM trên máy tính của bạn.

Ở dòng DRAM Frequency vì đây là nơi chứa các thông số tốc độ Bus của RAM. Nếu hiển thị loại RAM là SDR thì tốc độ Bus của RAM sẽ giữ nguyên. Còn nếu máy tính bạn đang sử dụng các loại RAM DDR, DDR2, DDR3 hoặc DDR4 thì bạn cần lấy thông số đang hiển thị trong mục DRAM Frequency đem nhân 2 là sẽ ra tốc độ Bus chính xác của RAM.

Và tab “SPD” sẽ cho bạn biết chính xác máy tính của mình hỗ trợ bao nhiêu khe RAM và cho biết dung lượng GB RAM mà mỗi khe RAM này có thể chứa đựng được.

3. Chọn mua Ram phù hợp

Sau khi đã kiểm tra các thông tin về Ram trên máy tính của bạn, bạn hãy dựa vào đó tiến hành chọn mua RAM cho phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mua cũng cần phải lưu ý như sau.

  • Đầu tiên là về tốc độ Bus, đây là tốc độ xử lý của RAM và nó cũng ảnh hưởng từ phần cứng trên nhiều thiết bị khác nhau nên sẽ được quy định cụ thể bằng các tiêu chuẩn có sẵn. Ngoài ra, trên các loại RAM đời mới hơn còn được đánh giá tốc độ xử lý bằng tiêu chuẩn mới và cụ thể hơn ví dụ như tốc độ Bus là DDR 1600.
  • Tiếp theo là mức thời gian xử lý dữ liệu. Chúng ta cũng có thể hiểu đó chính là độ trễ của RAM khi xử lý các dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị. Thông thường thời gian xử lý dữ liệu trên RAM được hiển thị bằng bốn dãy số, chẳng hạn như là 6-6-6-16. Nếu độ trễ càng thấp thì đồng nghĩa với tốc độ truy cập và xử lý dữ liệu càng nhanh hơn.

Mặc dù trên đây là hai thông số mà các bạn cần quan tâm, nhưng thực tế là tốc độ Bus và thời gian xử lý dữ liệu độ trễ cũng chưa hẳn là điều quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là loại RAM có tốc độ Bus cao hơn và có độ trễ thời gian thấp hơn thì sẽ tốt hơn loại RAM có tốc độ Bus thấp hơn và độ trễ thời gian cao hơn bởi vì điều này hoàn toàn có thể bị phụ thuộc vào Mainboard

Mainboard tức là các bo mạch chủ sẽ có quyền giới hạn tốc độ của RAM trên thiết bị đó. Do đó bạn nên trang bị các loại RAM và cả mainboard thế hệ mới nhất để có thể được hỗ trợ và trải nghiệm tốt nhất trên máy tính của mình.

Chúc bạn thành công!

Post Comment